Ngô nóng và ân tình người Hà Nội
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 8.1, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện tình trạng đưa tin thất thiệt, thậm chí có tính vu khống, xuyên tạc trên mạng xã hội là hiện tượng đáng lo ngại. Đây là sự xuống cấp của đạo đức xã hội với nhiều hình thức như vu cáo, bịa đặt, vu khống. Về mặt pháp lý, những hành vi này có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù. Ông Tuyên cũng dẫn ra việc đầu năm 2024, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) đã bị xét xử vì hành vi đưa tin xuyên tạc, sai sự thật.Vụ việc tại Ngân hàng ACB "trên mạng có thông tin đưa đẩy, thất thiệt", song theo ông Tuyên, đến nay Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên có liên quan.Về giải pháp xử lý tình trạng đưa tin thất thiệt, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho rằng cần giáo dục đạo đức trên không gian mạng để người dùng có hành vi ứng xử văn minh hơn, đảm bảo trung thực hơn. Vừa qua Bộ Công an đã và đang thu nhập thông tin, nắm tình hình về hành vi thông tin sai sự thật, có tính vu khống trên không gian mạng để kiến nghị biện pháp xử lý. "Chúng tôi sẽ xử lý rất nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nếu hành vi gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại. Bộ Công an làm rất nhiều vụ về vấn đề này", ông Tuyên nói.Trước đó, một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội livestream đưa thông tin về "lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài". Sau đó, tối 4.1, Ngân hàng ACB đã có thông báo bác những thông tin bịa đặt trên mạng nói trên.Theo thông báo của ACB, ngân hàng này đã thực hiện thu thập toàn bộ những nội dung đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật theo đúng trình tự pháp luật để báo cáo sự việc đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo đúng pháp luật.Tuyển sinh đầu cấp TP.HCM: Phân tuyến theo nơi ở của học sinh
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
Dựng chuyện người sống thành người chết để lừa đảo kêu gọi từ thiện
Ngày 17.2, Trường THCS TT.Bình Dương, H.Phù Mỹ (Bình Định) tổ chức tuyên dương và tặng giấy khen cho em Nguyễn Chế Trường (15 tuổi, ở khu phố Dương Liễu Đông, học sinh lớp 9A1 Trường THCS TT.Bình Dương) đã có hành động nhặt được 207 tờ vé số kiến thiết trả lại người đánh rơi.Trước đó, lúc 21 giờ 30 phút ngày 1.2, em Nguyễn Chế Trường và anh ruột là Nguyễn Thế Vũ (16 tuổi, học sinh lớp 10A5, Trường THPT số 2 Phù Mỹ) trên đường đi đến ngã ba đường Xuân Diệu, khu phố Dương Liễu Tây, TT.Bình Dương (H.Phù Mỹ) thì nhặt được tập vé số kiến thiết 207 tờ của 3 tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum và Thừa Thiên - Huế phát hành (mở thưởng ngày 2.2.2025). Sau khi nhặt được, 2 em mang đến Công an TT.Bình Dương giao nộp để tìm người đánh rơi trao lại.Nhận được thông tin, Công an TT.Bình Dương tiến hành xác minh đến 23 giờ cùng ngày thì xác định được tập vé số trên là của vợ chồng ông Hoàng Xuân Công (61 tuổi, ở thôn Định Bình, xã Hoài Đức, TX.Hoài Nhơn, Bình Định) đánh rơi. Công an TT.Bình Dương đã liên hệ và thông báo cho vợ chồng ông Công đến để trao lại tập vé số.Theo ông Công, vợ chồng ông làm nghề bán vé số dạo, mỗi ngày thu nhập được vài trăm ngàn đồng để nuôi gia đình, nếu không có 2 em Trường và Vũ nhặt được và trả lại thì khó có tiền để bù vào số vé số đã mất.Chiều 17.2, ông Nguyễn Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Phù Mỹ, cho biết nhà trường cũng sẽ biểu dương em Nguyễn Thế Vũ (học sinh lớp 10A5 của trường) vào đầu tuần tới.
Ngày 11.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị đã nhận được báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về hình dịch dịch sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo, tính từ ngày 25.1 - 10.3, toàn tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 577 trường hợp sốt phát ban nghi sởi; trong đó có 80 ca sởi dương tính tại 17 huyện, thị xã, thành phố.Cũng trong khoảng thời gian này, riêng địa bàn H.Nam Trà My ghi nhận rải rác 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện còn 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế ở địa phương với tình trạng chung là tỉnh táo, giảm sốt, còn ho, ăn uống được.Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 20 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Đáng chú ý, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My), tối 5.3 ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi, ngày 9.3 có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho hay, virus sởi có tốc độ lây rất nhanh, hơn 90% người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh chắc chắn sẽ nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ có bệnh nền và hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ nhiễm sởi cao hơn.Nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và H.Nam Trà My nói riêng thời gian qua là do "lỗ hổng vắc xin" ở trẻ. Trong suốt thời gian xảy ra dịch Covid-19, trẻ đã không được tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi; đồng thời, việc thiếu vắc xin nhiều tháng trong năm 2023 đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ.Ngoài ra, Nam Trà My là huyện miền núi cao, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, cư ngụ phân tán ở các nóc, điều kiện kinh tế khó khăn, không còn chế độ hỗ trợ tiền ăn khi nằm viện. Ở một vài nơi tồn dư phong tục lạc hậu (cúng bái khi ốm đau), không chịu đưa con đến các cơ sở y tế dẫn đến nhiều trẻ không được cứu chữa kịp thời.Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho hay trước việc hàng trăm trẻ em ở huyện vùng cao Nam Trà My phải nhập viện điều trị do sốt cao, trong đó một số trường hợp đã tử vong, sở đã có công văn gửi các đơn vị liên quan cũng và địa phương đề nghị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởiCụ thể, Sở Y tế đã yêu cầu TTYT các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc gần; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường nhân lực cho đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh sởi để hỗ trợ các trạm y tế xã trên địa bàn H.Nam Trà My.Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; cung cấp nội dung, tài liệu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi, tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện tại cộng đồng."Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động giám sát, đánh giá, dự báo nguy cơ, tình hình dịch; khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi toàn tỉnh, hoàn thành trước ngày 20.3. Riêng H.Nam Trà My và H.Bắc Trà My phải hoàn thành chậm nhất ngày 16.3", ông Mười nói.Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp với ngành y tế tổ chức vận động, tuyên truyền, hỗ trợ các gia đình đưa con đến khám tại các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được yêu cầu tổ chức thu dung tất cả các trường hợp mắc bệnh, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng lây nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh.Trong khi đó, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My, cho hay trước tình hình dịch dịch sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp đang diễn ra phức tạp trên địa bàn, huyện đã có văn bản gửi TTYT huyện, Phòng GD-ĐT và UBND các xã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống.Theo ông Dũng, huyện đề nghị tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là nơi có ca bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý triệt để, không để lây lan, bùng phát.Khi phát hiện bệnh, chính quyền địa phương vận động đưa người bệnh đến trạm y tế xã để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không để người bệnh điều trị tại nhà.Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh, không bỏ sót các trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin ngừa sởi.Phòng GD-ĐT phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh; thông báo ngay cho cơ sở y tế trên địa bàn khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời…Trước đó, H.Nam Trà My ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin).
Cơ hội làm việc tại dự án thi công sân bay Long Thành với mức lương lên đến 400 triệu đồng/tháng
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.